Tình hình hiện tại ở Việt Nam mẹ bỉm đang rất ưa chuộng và tin dùng phương pháp ăn dặm kiểu nhật. Nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều mẹ vẫn chưa hiểu về dạng ăn dặm này là như thế nào. Hãy theo chân Vifiba sẽ làm rõ cho các mẹ cùng biết về phương pháp này nhé
1. Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật?
1.1 Định nghĩa
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sử dụng các loại thực phẩm khác nhau để đa dạng thực đơn phù hợp với từng giai đoạn của bé. Mục đích của phương pháp này là kích thích trẻ ăn ngon. Giúp trẻ tiêu hóa tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Bên cạnh đó, khuyến khích mẹ dạy cho trẻ tự lập ăn uống sớm và ăn theo nhu cầu của trẻ.
1.2 Lợi ích
Rèn luyện khả năng nhai và nuốt cho bé
Với trẻ nhỏ, khả năng nhai trộn nuốt vẫn chưa hoàn thiện. Nên nhờ quy trình từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô bé thực hành các động tác này nhiều lần giúp bé có thể nhanh chóng. Học được kỹ năng nhai trong quá trình tập ăn dặm, qua đó khả năng nhai và nuốt của bé sẽ phát triển
Phát triển vị giác
Khả năng cảm nhận các vị cơ bản như ngọt, mặn, chua, cay, đắng là bản năng của con người. Và vai trò quan trọng của ăn dặm giúp các bé mở rộng “thế giới vị giác”. Ở phương pháp ăn dặm kiểu nhật các món ăn được tách biệt riêng với nhau giúp cho bé dễ dàng phân biệt được mùi vị của từng loại thực phẩm.
Bổ sung dưỡng chất và năng lượng
Khi bé được 5-6 tháng tuổi, sữa mẹ bắt đầu không còn cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Sữa mẹ chứa protein, chất khoáng nhưng theo thời gian lượng chất trong sữa giảm dần. Việc ăn dặm cho bé là đều rất cần thiết, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng và năng lượng cho sự phát triển của bé.
Thiết lập thói quen ăn uống
Khi bắt đầu ăn dặm bé ăn 1bữa/ngày với các món ăn vô cùng đa dạng. Khi bé đã quen với thức các mẹ có thể tăng số lượng bữa ăn lên 2-3 bữa/ ngày. Cho bé tham gia vào bữa ăn chính của gia đình. Giúp cho bé nhận thức được sự quan trọng của bữa ăn và thiết lập cho bé thói quen ăn uống hoàn hảo.
Tạo hứng thú với đồ ăn cho bé
Thực đơn sẽ được các mẹ thay đổi đa dạng không bị nhàm chán. Đồng thời trẻ được tự chọn món ăn mình muốn tạo ra tâm lý thoải mái. Các bé sẽ có suy nghĩ “Mình muốn được ăn” sẽ kích thích sự háo hức của bé trước bữa ăn, hạn chế được tình trạng chán ăn bỏ bữa của trẻ.

2. Khi nào bé sẵn sàng bước qua giai đoạn tập ăn dặm?
Giai đoạn phù hợp để trẻ bắt đầu tập làm quen với thực đơn ăn dặm khi bé đang ở trong giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi. Vì ở giai đoạn này hệ tiêu, hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm khác và phức tạp hơn sữa mẹ. Ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi, mẹ sẽ bắt gặp những dấu hiệu dưới đây cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm:
- Bé có thể ngồi vững vàng, cổ cứng cáp
- Bé hay đưa đồ chơi hoặc những vật thô có thể cầm nắm được vào miệng gặm.
- Bé hay nghiêng người về phía người lớn khi thấy người lớn đang ăn
3. Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé kiểu Nhật theo từng giai đoạn
3.1 Giai đoạn nuốt chửng ( 5 – 6 tháng tuổi )
Ở giai đoạn này bé bắt đầu làm quen với thức ăn ngoài bên cạnh việc bú sữa mẹ. Tuy nhiên sữa mẹ vẫn là người cung cấp dinh dưỡng chính chiếm 90%. 10% còn lại các mẹ sẽ cho bé tập làm quen với số lượng 1 bữa/ngàY. Và bắt đầu tập ăn dặm từ 1 thìa Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước hoặc 1 cơm : 5 nước.
Sau khi bé tập ăn dặm bằng cháo trắng được khoảng 1-2 tuần. Bữa ăn sau của bé phải có đầy đủ ba nhóm thực phẩm chính gồm: tinh bột (gạo, miến, mì, bún), chất đạm (thịt, cá, đậu…), chất xơ (cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, táo,..).
Các loại rau củ bé có thể ăn trong giai đoạn này là: cà rốt, bông cải, khoai tây, bí đỏ, đậu Hà Lan. Cải bó xôi được hấp hoặc luộc chín, giã nhuyễn, rây mịn. Đối với bé 5 – 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ nên cho bé ăn đậu phụ trắng, thịt gà, lòng đỏ trứng gà (đã luộc chín kỹ), cá thịt trắng (cá rô, cá điêu hồng, cá lóc)… để tránh bé bị dị ứng. Các mẹ có thể nạo nhuyễn các loại trái cây như: chuối, bơ, đu đủ, xoài, táo,.. Để làm tráng miệng cho bé.

3.2 Giai đoạn ăn dặm ( 7 – 8 tháng tuổi )
Giai đoạn này bé bắt đầu dùng lưỡi để nghiền thức ăn. Cho nên thức ăn ở giai đoạn này sẽ đặc và thô hơn giai đoạn 5-6 tháng tuổi. Các mẹ có thể nấu cháo với tỷ lệ phù hợp hơn (1 gạo: 7 nước) và ray mịn lại sau khi nấu chín. Đối với các loại trái cây, mẹ nên cắt thành dạng sợi để tập cho bé cầm, tự cắn ăn. Mỗi ngày mẹ cho bé ăn 2-3 bữa, thức ăn tăng dần lên. Lượng sữa mẹ lúc này chiếm 60-70%. Mẹ có thể bắt đầu bổ sung cho bé cho bé những thực phẩm trong các nhóm chất sau:
- Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, mẹ có thể thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc cho bé.
- Chất Đạm: gan, gà, đậu, lòng trắng trứng ( khi bé tròn 8 tháng tuổi),..
- Chất xơ: nấm, trái cây,..
3.3 Giai đoạn nhai nhóp nhép ( 9 – 11 tháng tuổi )
Giai đoạn này bé rất cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, các mẹ cần tăng khẩu phần ăn của bé so với 2 giai đoạn trước. Lượng sữa mẹ sẽ giảm đi khá nhiều, bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 (1 gạo: 5 nước). Các mẹ chú ý ở giai đoạn này bé sẽ bắt đầu mọc răng nên bé có thể ăn những món ăn cứng hơn 2 đoạn trước một chút. Thậm chí bé có thể nhai nuốt tốt ở giai đoạn này. Về các loại trái cây mẹ vẫn thái mỏng sợi dài cho bé ăn như giai đoạn 7-8 tháng tuổi.
Ngoài những thực phẩm bé ăn ở các giai đoạn trước, thì sang giai đoạn này mẹ nên bổ sung thêm: Thịt heo, thịt bò, sò, tôm, bún, miến,…
3.4 Giai đoạn nhai thành thạo ( 12 – 18 tháng tuổi )
Ở giai đoạn này nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé là từ ăn dặm, các bé bắt đầu cai sữa mẹ hoàn toàn. Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ có thể thêm 2 bữa phụ cho bé hoặc uống thêm sữa. Bé có thể uống sữa bò sau 1 tuổi, nên cho bé uống 300-400ml sữa tươi hoặc sữa bò mỗi ngày. Các mẹ có thể sử dụng tất cả các thực phẩm để làm đa dạng thực đơn cho bé.

Quan sát trạng thái của bé để cai sữa
Mẹ không thể cai sữa ngay khi bé bắt đầu ăn dặm. Cần phải có một quá trình hợp lí và dựa trên trạng thái của bé. Trong quá trình này, vừa chú ý đến khả năng ăn, sức khoẻ của bé. Vừa bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé thông qua các nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng.
Sau 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé đặc biệt là sự phát triển não bộ. Việc bổ sung các thực phẩm bên ngoài vô cùng cần thiết.
LƯU Ý: Ăn dặm phương pháp kiểu Nhật đòi hỏi các mẹ phải đầu tư và mất khá nhiều thời gian ở giai đoạn đầu nên mẹ phải thật sự kiên nhẫn. Các thực phẩm đóng gói trong thực đơn ăn dặm theo phương pháp Nhật không phổ biến ở Việt Nam. Nên mẹ có thể thay thế bằng các thực phẩm tốt có sẵn tại Việt Nam. Các mẹ yên tâm nguồn thực phẩm ở Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Quan trọng là các mẹ lựa chọn những thực phẩm phù hợp để bé phát triển tốt.
Xem thêm về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
- ĂN DẶM KIỂU NHẬT BÉ CHẬM TĂNG CÂN?
- Những điều mẹ cần biết trước khi dùng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
- Tại sao mẹ bỉm Việt ngày nay lại ưa chuộng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ?
- Ăn dặm kiểu Nhật tốt hơn ăn dặm truyền thống ?