1. Tại sao ăn dặm của bé lại quan trọng
1.1 Mục đích
Mục đích của việc ăn dặm là tập cho bé chấp nhận các loại thức ăn đặc hơn được chế biến gần giống như thức ăn lỏng. Mặc dù bé vẫn hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ. Nhưng việc bổ sung dưỡng chất từ nguồn thực phẩm bên ngoài cũng rất cần thiết.
Trước khi cai sữa, lưỡi và hàm của bé chưa cử động nhiều nên hầu như bé chỉ tiếp nhận thức ăn dạng lỏng. Bé có thể nhai và nhai thức ăn nhưng việc nuốt thức ăn rất khó khăn. Giai đoạn này khả năng hấp thu và cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện. Do đó, thức ăn dù được xay nhuyễn thì bé cũng khó hấp thu hết chất dinh dưỡng.
Vì vậy, mẹ nên sử dụng các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Cai sữa đóng nhiều vai trò khác nhau. Không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé ngoài sữa mẹ. Ăn dặm giúp bé mở rộng “thế giới vị giác” khi bé được tiếp cận với nhiều loại thực phẩm cũng như giúp bé cải thiện cử động hàm của bé. Hơn nữa, việc bé tự dùng thìa, xúc tay sẽ kích thích trí tò mò của bé. Và giúp bé không rơi vào tình trạng biếng ăn. Ăn dặm giúp bé phát triển tính tự lập và khả năng ghi nhớ mọi vật xung quanh.
1.2 Vai trò phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
- Rèn luyện khả năng nhai và nuốt cho bé
- Phát triển vị giác, bé sẽ dễ dàng phân biệt được mùi vị của từng loại thực phẩm
- Thiết lập thói quen ăn uống, tự lập trong ăn uống
- Tạo hứng thú với đồ ăn, bé sẽ không cảm thấy chán ghét hay khóc la trước bữa ăn.
2. Mẹ cần biết khi nào bé sẵn sàng bước qua giai đoạn tập ăn dặm?
Giai đoạn phù hợp để trẻ bắt đầu tập làm quen với thực đơn ăn dặm khi bé đang ở trong giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi. Vì ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm khác và phức tạp hơn sữa mẹ. Ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi, mẹ sẽ bắt gặp những dấu hiệu dưới đây cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm:
- Bé có thể ngồi vững vàng, cổ cứng cáp
- Bé hay đưa đồ chơi hoặc những vật thô có thể cầm nắm được vào miệng gặm.
- Bé hay nghiêng người về phía người lớn khi thấy người lớn đang ăn
3. Phương pháp cân bằng dinh dưỡng mẹ cần biết
3.1 Nắm bắt thời điểm xây dựng thực đơn
Khi bé nhai, nuốt tốt thì cũng là lúc cơ thể bé bắt đầu phát triển mạnh mẽ và cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng:
Khi 1 tuổi, cân nặng của bé gấp ba lần so với thời kỳ sơ sinh. Để bé phát triển tốt nhất, mẹ cần cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Nếu giai đoạn bắt đầu ăn dặm, mẹ đã thiết kế cho bé những bữa ăn có sự cân bằng các chất dinh dưỡng. Thì đến giai đoạn nhai nuốt chắc chắn mẹ đã ôm được nguyên tắc cơ bản để cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé.
Giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi bé được làm quen với chế độ ăn liền 1 bữa/ngày. Giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi là 2 bữa/ngày và từ 9 tháng trở đi là 3 bữa/ngày. Khi mẹ biết nắm lấy những điểm quan trọng về cân bằng dinh dưỡng, thì cho dù bé ăn bao nhiêu bữa một ngày. Mẹ vẫn có thể điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp. Hãy cho bé một giai đoạn ăn dặm hiệu quả, đó cũng là cơ hội để mẹ nắm bắt được những điều cơ bản về sự phát triển của bé sau này.
3.2 Kết hợp các dưỡng chất thiết yếu trong thực phẩm mẹ cần biết
Khẩu phần ăn có sự kết hợp các chất dinh dưỡng sẽ rất tốt cho sự phát triển của trẻ và bố mẹ cũng dễ dàng quản lý được việc ăn uống của bé. Hãy suy nghĩ thật đơn giản, việc này sẽ không khó thực hiện như các mẹ nghĩ.
Đầu tiên, các mẹ hãy lên thực đơn gồm “món chính” (không phải cơm” và “món phụ”. Bên trái của thực đơn hãy liệt kê các thực phẩm mà các mẹ sẽ sử dụng để chế biến. Thực đơn hoàn hảo bao gồm món chính cung cấp năng lượng giúp cơ thể di chuyển linh hoạt. Món phụ cung cấp vitamin, chất khoáng hoặc cung cấp protein giúp tạo máu, phát triển cơ bắp. Mẹ đừng quá quan trọng tính chính xác của từng chất dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần ăn của bé. Nếu mẹ lỡ làm một bữa ăn không đủ vitamin hay chất khoáng cho bé. không phải là vấn đề lớn. Mẹ hãy bổ sung thật nhiều rau vào bữa ăn tiếp theo của bé.

Những thực phẩm này chứa nhiều tinh bột. Khi cho vào cơ thể, tinh bột được chuyển hoá thành đường và năng lượng. Giúp duy trì hoạt động của não bộ, cơ bắp…chất béo cũng là nguồn cung cấp năng lượng lớn giúp cơ thể hoạt động, trao đổi chất nhưng không dồi dào như tinh bột.

Mẹ cần biết các loại rau củ quả, rong biển,…chứa lượng vitamin và chất khoáng vô cùng phong phú. Đây là những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất của bé, giúp bé có nhiều năng lượng để vui chơi, khám phá.

Những thực phẩm này cung cấp protein cho quá trình tạo máu, phát triển cơ bắp, thịt, da, các cơ quan nội tạng. Protein có nguồn gốc từ thực vật và protein cũng có nguồn gốc từ động vật.
3.3 Những chất dinh dưỡng thường bị thiếu, những chất dinh dưỡng không cần bổ sung quá nhiều
Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn quan trọng để bé phát triển thể chất và não bộ. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho não, nhưng các dưỡng chất khác cũng góp phần hỗ trợ quá trình này. Sắt và vitamin D là hai dưỡng chất mà trẻ sơ sinh thường bị thiếu. Vitamin D có nhiều trong thịt, cá và các loại gia vị,…; sắt có nhiều trong thịt, cá và các loại gia vị. Sắt có nhiều trong các loại rau, cá có thịt màu đỏ, bột đậu nành. Ngược lại, vì khả năng tiêu hoá và hấp thụ của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện. Do đó bạn không nên bổ sung cho bé quá nhiều protein và chất béo.
4. Lời khuyên của chuyên gia đình dưỡng về các phương pháp nấu ăn cho bé mẹ cần biết
Cô UEDA REIKO ( Giáo sư khoa học Trường Đại học Teikyo – Tiến sĩ chuyên khoa dinh dưỡng )

“Những rắc rối của các mẹ gặp phải trong quá trình ăn dặm của con là những trải nghiệm vô cùng quý giá”
Nếu quá trình ăn dặm diễn ra suôn sẻ và bé phát triển tốt, điều đó thật tuyệt vời. Những sẽ luôn có những rắc rối như bé không chịu ăn, bé ghét rau, trốn tránh. Trong trường hợp đó, các mẹ đừng quá lo lắng, sự phát triển và nhu cầu thể chất của mỗi bé hoàn toàn khác nhau.
Mẹ hãy dựa vào đặc điểm của bé để lựa chọn thực phẩm ăn dặm phù hợp. Hãy kiên nhẫn và để bé ăn dặm theo tốc độ của mình. Mặc dù khi bé bắt đầu ăn dặm, cũng là lúc hệ thần kinh của bé phát triển mạnh mẽ nhưng sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Do đó mẹ không cần thiết phải nấu nướng nhiều mà có thể cho bé nếm thử những thực phẩm trẻ em. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé ăn thử đậu phụ, nó có vị gần giống sữa mẹ. Ăn dặm là trải nghiệm quý giá giúp mẹ hiểu con mình hơn.
Cô UEDA JUNKO – Nhà nghiên cứu ẩm thực
Sở thích của bé thay đổi liên tục tùy thuộc vào nhu cầu và tâm trạng của bé.

Vì cá tính của mỗi bé khác nhau nên các món ăn yêu thích mỗi bé cũng khác nhau. Hơn nữa, các sở thích của bé thay đổi liên tục vì thế mẹ không cần quá lo lắng. Hãy xem đó là cơ hội hiểu hơn về con. Nếu mẹ vất vả để nấu nướng nhưng bé không chịu ăn thì mẹ hãy hiểu rằng “Ăn dặm là chẳng đường đường đầy thử thách với những kiến thức mẹ chưa từng biết đến”. Bạn hãy thoải mái và bình tĩnh để giúp con có một quá trình ăn dặm tốt nhất. Sự căng thẳng của mẹ có thể truyền qua bé và gây ra những hậu quả không đáng có. Vậy nên mẹ cần biết và tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi sử dụng phương pháp nhé!
VIFIBA hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có một hành trang tốt để bắt đầu chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm cho bé. Chúc mẹ có một quá trình ăn dặm với bé thật tuyệt vời.
(Trích Nguồn: Chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa – Hiệp hội dinh dưỡng Quốc Gia Nhật Bản “Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật”)
Xem thêm:
Ăn dặm kiểu Nhật tốt hơn ăn dặm truyền thống ?
Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật ? Cách xây dựng thực đơn cho bé theo từ giai đoạn
Tại sao mẹ bỉm Việt ngày nay lại ưa chuộng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ?