Ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ chậm tăng cân là một vấn đề mà các mẹ đang gặp phải. Nó cũng là nguyên nhân khiến nhiều mẹ e ngại trong việc chọn phương pháp ăn dặm này. Vậy thì ăn dặm kiểu Nhật bé có thật sự chậm tăng cân? Hãy cùng VIFIBA tìm hiểu nhé!
1. Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật đúng cách?
1.1 Nhận thức sai về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật không phải cứ chia tỷ lệ nước với gạo với cơm rồi phân từ, từng bữa đơn giản đến đa dạng là xong. Rất nhiều mẹ suy nghĩ như thế và ít khi quan tâm đến những lưu ý hay cảm xúc của bé, để có thể xây dựng nên một chế độ ăn ăn dặm kiểu nhật đúng. Ăn dặm Kiểu Nhật không khó cũng không dễ, quan trọng là mẹ có biết làm đúng hay không.
Tùy theo sự phát triển của bé mà các mẹ có thể quyết định thời gian cho con ăn dặm. Khi bé được 5-6 tháng tuổi thì mẹ có thể bắt đầu tập bé ăn các thức ăn mới. Không phải cứ thấy bé “nhà người ta” ăn được thì bé nhà mình cũng ăn được. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý nấu cháo cho bé với tỷ lệ gạo và nước là 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé. Về sau các mẹ sẽ tăng tỷ lệ lên từ từ để bé có thể thích nghi.
1.2 Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Bữa ăn của bé cần đủ 3 nhóm thực phẩm bao gồm tinh bột, đạm và vitamim. Nhớ là không được thêm gia vị vào thức ăn của bé, để từ loại thức ăn riêng biệt ra. Việc này sẽ giúp em dễ dàng nhận biết được nhiều mùi vị và có khả năng phân biệt thực phẩm từ bé. Các mẹ nên tập cho bé tự cầm muỗng xúc ăn để rèn tính tự lập cũng như kỹ năng sử dụng dụng cụ ăn uống.

Ở Nhật luôn dạy con tự làm mọi thứ từ bé. Khác với Việt Nam, nhiều mẹ cưng bé nên có thói quen đút bé ăn. Tình huống này các mẹ nên cân nhắc và hạn chế nhé. Và một điều rất quan trọng, các mẹ không nên ép bé ăn. Bé không muốn ăn các mẹ cũng đừng thúc đẩy. Nếu kéo dài trình trạng này sẽ tạo cho bé cảm giác sợ ăn và bắt đầu chán ghét bữa ăn hơn.
Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong giai đoạn đầu tập ăn dặm. Các thực phẩm đóng gói trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật không phổ biến ở Việt Nam. Nên các mẹ có thể xem xét lựa chọn những thực phẩm tốt, phù hợp với độ tuổi của bé hoặc tương đồng với thực phẩm trong hướng dẫn để thay thế nha.
2. Những sai lầm của mẹ dẫn đến bé chậm tăng cân
2.1 Bắt đầu ăn dặm sai thời điểm
Đừng quá nóng vội trong việc cho bé ăn dặm sớm. Mỗi trẻ một thể trạng khác nhau, có bé 5 tháng tuổi đã có dấu hiệu được ăn dặm, có bé đến tháng thứ 6. Mẹ không thể thấy bé nhà người ta rồi quy ra bé nhà mình nhé.
Giai đoạn phù hợp để trẻ bắt đầu tập làm quen với thực đơn ăn dặm khi bé đang ở trong giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi. Vì ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm khác và phức tạp hơn sữa mẹ.
Ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi, mẹ sẽ bắt gặp những dấu hiệu dưới đây cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm:
- Bé có thể ngồi vững vàng, cổ cứng cáp
- Bé hay đưa đồ chơi hoặc những vật thô có thể cầm nắm được vào miệng gặm
- Bé hay nghiêng người về phía người lớn khi thấy người lớn đang ăn
2.2 Xây dựng thực đơn ăn dặm không hợp lý
Không phải cứ cho bé ăn uống thật nhiều thì bé sẽ tăng cân và cũng không phải bé ăn ít sẽ không tăng cân. Đây là suy nghĩ của rất nhiều mẹ dẫn đến xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé không hợp lý.
Bé bắt đầu ăn dặm không phải là lúc bé cai sữa mẹ. Ăn dặm cũng không phải là bữa ăn phụ cho bé. Ăn dặm là quá trình thay đổi thói quen và nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé.
Ở giai đoạn bé bắt đầu làm quen với thức ăn ngoài bên cạnh việc bú sữa mẹ. Tuy nhiên sữa mẹ vẫn là người cung cấp dinh dưỡng chính chiếm 90%. 10% còn lại các mẹ sẽ cho bé tập làm quen với số lượng 1 bữa/ngày. Và bắt đầu tập ăn dặm từ 1 thìa cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước hoặc 1 cơm : 5 nước.

Các mẹ không thể cai sữa hoặc tăng giảm lượng sữa tuỳ ý được. Lượng sữa từ mẹ phải được phân chia song song với ăn dặm. Để bé tập dần với quen dần thức ăn bên ngoài. Về sau hãy từ từ giảm lượng sữa mẹ. Các mẹ cũng nên nhớ số bữa ăn dặm tăng lên thì lượng sữa mẹ cũng giảm dần. Đừng để số bữa và lượng sữa cùng tăng lên cùng lúc bé sẽ chỉ tập trung vào một mà bỏ cái còn lại. Trường hợp thường gặp nhất là bé chọn bú sữa mẹ và không chịu ăn.
2.3 Linh hoạt theo thể trạng của bé
Lý do từ đâu mà các mẹ lại chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé? Đúng thật là ăn dặm kiểu Nhật có rất nhiều ưu điểm tốt. Nhưng không phải bé nào cũng phù hợp. Đừng quá khuôn khổ bắt ép bé phải theo một phương pháp nào hết. Mẹ nên theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé để có những phương pháp dự phòng khác. Nếu bé không muốn ăn cháo các mẹ thử đổi sang phương pháp ăn dặm chỉ huy xem bé có thích ăn món nào hay không. Hoặc theo dõi các cách xử lý của bé.
Khi bé từ chối ăn, mẹ đừng tức giận hay nổi cáu với bé. Hãy vui vẻ và nhẹ nhàng giải thích cho bé. Có thể bé không hiểu hết những gì người lớn truyền đạt nhưng khi mẹ nói nhiều lần bé sẽ có thói quen và nhận thức được.
Các mẹ không thể đút bé ăn từ nhỏ đến lớn rồi đột nhiên một ngày lại yêu cầu bé tự ăn đâu nhé. Vì thế, ngay khi bé có thể dùng tay cầm nắm hoặc cho tay vào miệng mẹ nên bắt đầu cho bé tự ăn. Thời gian đầu có thể bé sẽ không ăn được nhiều và làm thức ăn lung tung. Từ từ mẹ nên tập cho bé cầm muỗng thay vì bằng tay nhé. Nhưng không sao, cứ khuyến khích để bé tự làm. Về sau khi quen thuộc bé sẽ khéo léo hơn
2.4 Theo dõi bảng phát triển cân nặng và chiều cao cho bé
Các mẹ đừng quá lo nếu bé nhà mình nhẹ cân so với các bé khác nhé. Theo chuẩn WHO thể trạng bé trai và bé gái hoàn toàn khác nhau. Ở mỗi giai đoạn bố mẹ sẽ biết được chiều cao cân nặng nào là tốt cho bé.

Ngoài ra yếu tố gen di truyền ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cân nặng của trẻ. Khi đứa trẻ sinh ra, con nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, yếu tố di truyền có một tác động lớn đến sự phát triển và kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Họ còn tiến hành nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rằng, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu này đăng trên trên tạp chí Sinh học ở người tại Mỹ (American Journal of Human Biology). Tuy nhiên, mẹ cần nhớ rằng, chiều cao của bé thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền mà thôi. (Nguồn: Hello Bác Sĩ)
3. Bí quyết thành công của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
3.1 Sự kiên trì của người mẹ
Bí quyết thành công đầu tiên và quan trọng nhất là tâm lý của người mẹ. Bất kỳ người làm mẹ nào cũng muốn bé nhà mình mau ăn chóng lớn. Nhưng với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải sẵn sàng “chịu đựng, chịu khó” việc bé ăn ít, chán ăn, bé chậm tăng cân trong thời gian đầu. Vượt qua được khoảng thời gian khó khăn và cảm giác xót bé, mẹ sẽ được hưởng quả ngọt khi thấy bé tư ăn một cách tự lập thích thú mà không khóc quấy từ chối hay đòi đúc ăn.
Tiếp đến là sự kiên trì và quyết tâm vì không có phương pháp giáo dục hay nuôi dạy bào có thể thành công sau một hai ngày được. Mẹ không được cáu gắt khi bé vứt đồ ăn lung tung, cũng không thấy con vụng về mà yếu lòng đút giúp bé ăn. Chịu khó kiên nhẫn dọn sạch sau mỗi bữa ăn của bé. Các mẹ hãy luôn vững niềm tin và tâm trạng vui vẻ của mình đừng làm ảnh hưởng đến bé.
3.2 Chọn lọc kiến thức bổ ích
Bên cạnh đó, các mẹ cũng phải bỏ ngoài tai những lời nói về “con nhà người ta”. Đừng bắt bé nhà mình phải theo một sự phát triển nào khác dựa trên thể trạng của “con nhà người ta”. Mẹ cũng nên sẵn sàng tâm lý có thể “đối đầu” với mẹ chồng, mẹ ruột hay thậm chí là cô, chú, chị em dâu,…quyết liệt phản đối phương pháp ăn dặm “kỳ lạ” này. Đây cũng là điều khiến nhiều mẹ bỏ cuộc và cảm thấy stress hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình. Nếu đã xác định chọn ăn dặm kiêu Nhật thì hãy chuẩn bị tinh thần trước. Vì thế hãy chọn lựa và nuôi dạy theo thể trạng bé và qua những gì mẹ cảm nhận được nhé.
Nhưng cũng có vài trường hợp mẹ nên lắng nghe ý kiến của mọi người. Nếu cảm thấy stress hoặc bế tắc trong việc cho bé ăn dặm. Hãy bình tĩnh và chia sẻ cho mọi người đường ôm mọi thứ vào mình. Nuôi bé là một quá trình dài, ăn dặm chỉ là một khởi đầu mới mẻ cho những người làm mẹ thôi.
3.3 Ăn dặm kiểu Nhật không lo bé bị béo phì
“Mách nhỏ” các mẹ đang cho bé theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để vững tin hơn đây. Người Nhật quan niệm ăn dặm là dạy cho bé tập ăn, dạy cho bé thói quen ăn uống. Chứ không phải ăn dặm để “vỗ béo” bé. Nếu giai đoạn đầu của quá trình ăn uống này, cha mẹ thận trọng và giáo dục tốt. Mục tiêu của cách cho bé ăn dặm kiểu nhật là giúp bé phát triển bình thường. Và không gặp tình trạng béo phì, kể cả khi trẻ trưởng thành. Vậy nên các mẹ cũng nên chuẩn bị để lựa chọn “trước” hay “sau”. Con béo trước, nhưng sau này ăn uống kém, phải ép ăn. Hay là con cứ tăng cân chậm trước, sau nó thích ăn, mẹ lại nhàn???
VIFIBA giúp các mẹ tìm ra những lỗi hay gặp phải trong việc dùng Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dẫn đến bé chậm tăng cân? Mẹ nên lưu ý và cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra lựa chọn cũng như đừng quá nóng vội trong việc nuôi dạy bé từ nhỏ nhé. Chúc các mẹ thành công !
Xem thêm về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
- Những điều mẹ cần biết trước khi dùng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
- Ăn dặm kiểu Nhật tốt hơn ăn dặm truyền thống ?
- Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật ? Cách xây dựng thực đơn cho bé theo từ giai đoạn
- Tại sao mẹ bỉm Việt ngày nay lại ưa chuộng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ?