BÉ BỊ DỊ ỨNG THỰC PHẨM TRONG LÚC ĂN DẶM

BÉ BỊ DỊ ỨNG THỰC PHẨM TRONG LÚC ĂN DẶM

Dị ứng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Mẹ cần nắm chắc kiến thức về dị ứng khi cho bé ăn dặm.

1. Một số kiến thức về dị ứng thực phẩm

Trong lần đầu cho bé ăn dặm, mẹ hãy chú ý đến các phản ứng cơ thể bé. Nếu bé có triệu chứng hít thở khó khăn hoặc da nổi mẩn đỏ thì chính là bé đang bị dị ứng thực phẩm. Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể bé không hấp thụ thức ăn. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ đào thải  các chất này ra ngoài và xuất hiện phản ứng trên cơ thể. Dị ứng thường xảy ra với các bé từ 0 đến 3 tuổi. Thời kì này, khả năng hấp thụ và tiêu hoá của bé chưa bé vẫn chưa hoàn thiện. Nên các chất dinh dưỡng dễ biến thành các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh và trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để có thể xử lí khí bé bị ứng thực phẩm. 

2. Nên cho bé ăn thử một lượng nhỏ và quan sát phản ứng của cơ thể bé

Thực phẩm giàu protein là nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm hàng đầu ở trẻ. Trong đó ba thực phẩm dễ bị ứng cho trẻ là trứng gà, sữa bò và lúa mì. Động vật giáp xác (tôm, cua,,). Trái cây và các loại hạt cũng dễ gây dị ứng. Vậy nên trước khi ăn một thực phẩm mới, mẹ nên chỉ cho bé thử với một lượng rất nhỏ. Để xác định xem bé có bị dị ứng với thực phẩm đó không. 

Nhiều mẹ nghĩ rằng tốt nhất nên hạn chế những nguyên liệu được xem là thủ phạm gây dị ứng. Việc này khiến bé không nhận được đầy đủ các dưỡng chất. Mặt khác, nếu bạn cho rằng dị ứng thực phẩm không quá nghiêm trọng và tiếp tục cho bé ăn các nguyên liệu gây dị ứng thì hậu quả khó lường. Tốt nhất hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sớm. 

Nên cho bé ăn thử một lượng nhỏ và quan sát phản ứng của cơ thể bé
Nên cho bé ăn thử một lượng nhỏ và quan sát phản ứng của cơ thể bé

Giảm lượng thực phẩm gây dị ứng cho bé xuống mức thấp nhất có thể.

Để bảo vệ sức khoẻ của bé mẹ cần loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng cho bé. Ví dụ bé bị dị ứng với lòng trắng trứng. Hãy cho bé ăn lòng đỏ trứng đã chín hoặc các loại đậu, sữa bò để bổ sung protein. Mẹ cần cho bé ăn dặm một cách thận trọng và làm theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. 

Tuy nhiên, dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời. Chính vì thế mẹ không cần bắt trẻ kiêng cữ kéo dài một loại thực phẩm nào cả. Sau một thời gian, bạn có thể cho trẻ ăn lại thức ăn đó (ngoại trừ những món gây phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ).

3. Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng của bé. Biểu hiện: khó thở, hạ huyết áp. Nếu xuất hiện các triệu chứng xấu hơn như da mặt nhợt nhạt, hơi thở yếu và nhanh. Cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện. Có thể sơ cứu cho bé trước khi đến bệnh viện bằng cách tiêm thuốc Adrenaline. Mẹ có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để tư vấn về các cách sơ cứu khi sốc phản vệ. 

(Thông tin này đã được thảo luận với các chuyên gia, bác sĩ về bệnh dị ứng thực phẩm ở trẻ. Các hướng dẫn được chứng nhận bởi Hiệp hội Bệnh dị ứng Nhật Bản)

4. Các triệu chứng của bệnh dị ứng ( triệu chứng phổ biến và tỉ lệ mắc bệnh)

Bệnh chàm da, ngứa và nổi mề đay (85%)

Nổi mề đay là triệu chứng thường gặp nhất khi bé dị ứng thực phẩm. Da của bé sẽ bị đỏ và ngứa rồi nổi đỏ. Ban đầu các triệu chứng này chỉ xuất hiện ở tay và mặt của bé. Sau đó lan khắp cơ thể. 

Sưng và ngứa mắt ( 11%)

Bé sẽ biểu hiện sưng và đỏ mí mắt. Do mắt ngứa nên bé sẽ thường xuyên lấy tay dụi mắt. Các mẹ cần chăm sóc quan sát kỹ hạn chế cho bé dụi. Vì tay bé cầm nắm sẽ bị bẩn khi dụi vào mắt sẽ làm lan vi khuẩn và chà sát gây tổn thương mắt. 

Sưng và ngứa miệng (10%)

Khu vực xung quanh môi và miệng của bé sẽ bị sưng. Mẹ sẽ cảm thấy bé có nhiều biểu hiện lạ vì lưỡi và cổ họng của bé bị ngứa ran. Nếu bất kỳ triệu chứng bé bị sưng môi trên nào xảy ra kèm theo khó thở. Mẹ cần đưa con đến bác sĩ ngay lập tức để được chữa trị kịp thời.

Đau bụng, tiêu chảy (8,3%) 

Bé sẽ xuất hiện các triệu chứng, buồn nôn, nôn và phân có máu. Có thể sẽ kèm theo triệu chứng đau bụng và ợ nóng chướng bụng. Bên cạnh đó, bé có biểu hiện lừ đừ, không chơi đùa, quấy khóc liên tục và có dấu hiệu mất nước. Ngoài hiện tượng mất nước, trẻ bị tiêu chảy kéo dài còn dẫn tới biến chứng chán ăn, bỏ ăn, dần dần suy dinh dưỡng và kiệt sức. Nhưng mẹ khó thể có thể phát hiện ra vì bé không biết nói. Khi bé quấy khóc, nôn dữ dội sau bữa ăn, mẹ hãy nghĩ đến đây là triệu chứng của bệnh dị ứng thực phẩm. 

Hen suyễn, khó thở (5.6%)

Hen suyễn là tình trạng các ống phế quản bị viêm và sưng lên, làm thu hẹp đường dẫn khí vào phổi, gây ra tình trạng khó thở. Khó thở là khi bé cảm thấy không thể nạp đủ không khí vào phổi. Ngoài ra các triệu chứng đi kèm như là ho, cổ họng bị nghẹn, hô hấp khò khè. 

Chạy nước mũi, hắt hơi (1.7%)

Các triệu chứng chính là bé sổ mũi. Đặc biệt thường xuất hiện ngay sau khi bé ăn xong. Đây là dấu hiệu ít mẹ quan tâm đến nhất. Nhiều mẹ nghĩ con chảy nước mũi hay hắt hơi chỉ vì thời tiết hay cơ thể bé không khoẻ chứ không nghĩ đến bé bị dị ứng thực phẩm. 

Nguồn: “Hướng dẫn thực hành Dị ứng thực phẩm 2012” (Hiệp hội Dị ứng Nhi khoa Nhật Bản)

Mẹ nên quan sát thường xuyên để phát hiện bé có bị dị ứng thực phẩm hay không
Mẹ nên quan sát thường xuyên để phát hiện bé có bị dị ứng thực phẩm hay không

Theo thống kê các nghiên cứu gần đây có đến 40% trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng thức ăn. Tỉ lệ này sẽ giảm dần theo tuổi và phụ thuộc vào sự thay đổi môi trường. Thói quen ăn uống và các sống của gia đình cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi. 

Các mẹ hãy nhớ chăm sóc và quan sát bé thật kỹ trong giai đoạn đầu của ăn dặm. Vì giai đoạn đầu bé sẽ tiếp xúc với nhiều nhóm thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Nên việc bé bị ứng thực phẩm là điều khó tránh khỏi. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và cách xử lý tình huống khi bé bị dị ứng để phòng tránh kịp thời.

(Trích Nguồn: Chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa – Hiệp hội dinh dưỡng Quốc Gia Nhật Bản “Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật”)

Xem thêm:

  1. Ăn dặm kiểu Nhật bé chậm tăng cân?
  2. Những điều mẹ cần biết trước khi dùng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật 
  3. Ăn dặm kiểu Nhật tốt hơn ăn dặm truyền thống ?
  4. Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật ? Cách xây dựng thực đơn cho bé theo từ giai đoạn
  5. Tại sao mẹ bỉm Việt ngày nay tin dùng cho bé ăn dặm theo phương pháp kiểu Nhật?