MỘT SỐ THỰC PHẨM GÂY DỊ ỨNG Ở BÉ TRONG QUÁ TRÌNH ĂN DẶM

MỘT SỐ THỰC PHẨM G Y DỊ ỨNG Ở TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH ĂN DẶM

Quá trình ăn dặm của bé là một thử thách không nhỏ đối với bố mẹ. Việc phải tìm hiểu về dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm cho bé là một việc làm quan trọng. Tuy nhiên, ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với sức khỏe của bé, bố mẹ lưu ý đến những thực phẩm gây dị ứng. có thể gây ra tình trạng khó chịu, mẩn ngứa hoặc nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số thực phẩm gây dị ứng ở bé phổ biến trong quá trình ăn dặm nhé!

1. Trứng gà

Trứng gà đặc biệt là lòng trắng trứng chứa nhiều protein (gây dị ứng cho bé). Tuy nhiên khả năng gây dị ứng sẽ giảm khi trứng được nấu chín. Lúc mới bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn một thìa nhỏ lòng đỏ trứng đã luộc chín. Sau đó hãy quan sát phản ứng và tình trạng của bé.  Lòng trắng trứng chỉ cho bé ăn sau khi 8-9 tháng tuổi. Tuyệt đối không cho bé ăn trứng lòng đào. 

Linh hoạt trong chế biến:

Sử dụng các thực phẩm như cá, thịt, các loại đậu để bổ sung chất dinh dưỡng thay cho trứng. Thay thế trứng bằng bột năng, bột mì khi làm bánh. Thay thế trứng bằng bột năng pha sẵn hoặc baking soda để làm cho bánh phồng khi nướng. 

Trứng gà có thể gây dị ứng ở bé
Trứng gà có thể gây dị ứng ở bé

Thực phẩm thay thế:

Đậu phụ, đậu nành lên men, các loại thịt, cá

Thực phẩm cần chú ý có trứng:

  • Sốt mayone
  • Bánh kẹo (bánh kem, bánh quy)
  • Chả cá (xúc xích cá, bánh chả cá)
  • Thịt chế biến sẵn (thịt nguội, xúc xích)

2. Sữa bò và các sản phẩm từ sữa

Trong bò sữa chứa nhiều protein (dạng alpha-S1-casein) là nguyên nhân chính gây dị ứng ở bé. Sữa bò hàm lượng sắt thấp nên dễ xảy ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở bé dưới 1 tuổi. Các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, kem tươi, sữa chua, bánh mì, bánh kẹo…cũng chứa nhiều loại protein có trong sữa bò nên mẹ cũng cần chú ý khi sử dụng. 

Sữa bò và sản phẩm từ sữa có thể gây dị ứng thực phẩm cho bé
Sữa bò và sản phẩm từ sữa có thể gây dị ứng thực phẩm cho bé

Linh hoạt trong chế biến:

Sử dụng bơ thực vật và các thực phẩm chế biến sẵn trên thị trường để chế biến các món ăn. Thay thế bánh kẹo có chứa sữa bằng kẹo sữa dừa, kẹo sữa đậu nành. Sử dụng cá nhỏ, rong biển, các sản phẩm từ đậu nành, rau xanh.. để bổ sung canxi cho bé thay cho sữa bò. Ngoài ra, hiện tại đã có sữa bò dành cho bé bị dị ứng, các mẹ có thể cho bé sử dụng dưới sự tư vấn của bác sĩ. 

Thực phẩm thay thế: 

  • Đậu phụ, đậu nành lên men
  • Các loại thịt, rong biển
  • Cá cơm trắng sấy khô, tảo biển
  • Rau cải xanh

Thực phẩm cần chú ý: 

  • Các sản phẩm từ sữa (bơ, phô mai, sữa chua, kem tươi)
  • Bánh mì
  • Thực phẩm chế biến sẵn

3. Lúa mì

( Sử dụng gạo làm thực phẩm chính cho các món ăn)

Lúa mì là một trong ba thực phẩm gây dị ứng sau trứng gà và sữa bò. Giống như sữa bò, chất gây dị ứng trong lúa mì không mất đi khi nấu chín. Bột mì được chế biến thành nhiều thực phẩm các bé yêu thích như bánh mì, mì udon, nui, mì ống,… Nhưng chỉ nên cho bé dùng những thực phẩm này sau 6 tháng tuổi với một lượng nhỏ. Ngoài ra, một số loại bánh kẹo và nước sốt chế biến sẵn cũng chứa bột mì, nên mẹ cần chú ý thành phần ghi trên bao bì sản phẩm. Một trường hợp ngoại lệ là nước tương. Thành phần của nước tương có bột mì nhưng protein gây dị ứng ở bé bị phân giải trong quá trình chế biến nên mẹ có thể sử dụng nguyên liệu này. 

Lúa mì là trong những nguyên nhân gây dị ứng cho bé
Lúa mì là trong những nguyên nhân gây dị ứng cho bé

Linh hoạt trong chế biến:

Sử dụng gạo để chế biến các món ăn chứa tinh bột như cháo, cơm nhão. Mì gạo, bún gạo cũng là thực phẩm được khuyên dùng. Với những món chiên, bạn có thể thay thế bột mì bằng các loại tinh bột khác. Các loại bánh kẹo được làm từ bột gạo, bột đậu nành, bột sắn…cũng có hương vị rất hấp dẫn.

Thực phẩm thay thế: 

  • Gạo, bột năng
  • Bột khoai tây, bột ngô

Thực phẩm cần chú ý:

  • Bánh mì, mì udon
  • Nui, mì ống
  • Nước sốt chế biến sẵn
  • Các loại bánh kẹo (bánh kem, bánh quy)

4. Các loại hải sản và trứng cá

(Dị ứng với các loại tôm, cua có thể sẽ kéo dài đến khi bé đi học) 

Dị ứng với trứng gà, sữa bò thường giảm dần theo độ tuổi, nhưng bệnh dị ứng với hải sản sẽ nguy hiểm hơn nhiều và có thể kéo dài. Dị ứng với các loài động vật giáp xác như tôm, cua…có học và cũng có thể kéo dài cho đến khi trưởng thành. Hãy cho bé làm quen với cá từ cá thịt trắng ngoại trừ cá tuyết. Cá tuyết cũng có khả năng gây dị ứng cho bé. Chỉ cho bé ăn các loài cá lưng xanh ở giai đoạn sau của thời kỳ ăn dặm vì nó chứa nhiều chất béo. Không nhất thiết phải sử dụng trứng cá và các động vật giáp xác khi cho bé ăn dặm vì chúng chứa hàm lượng chất béo cao và dễ gây những dị ứng nguy hiểm. 

Các loại hải sản và trứng cá có thể gây dị ứng cho bé
Các loại hải sản và trứng cá mẹ cần quan sát kỹ

Linh hoạt trong chế biến:

Lựa chọn các loại cá phù hợp theo sự phát triển của bé. Cá ngừ đóng hộp là thực phẩm an toàn rất ít gây dị ứng cho bé. Các mẹ có thể thay thế cho bé. Mẹ có thể thay thế các loại cá bé bị dị ứng bằng nấm đông cô, mộc nhĩ để bổ sung vitamin D cho bé. Ngoài ra, dầu tía tô, dầu vừng có chứa chất béo omega-3 được khuyên dùng vì nó có tác dụng ức chế viêm do dị ứng.  

Thực phẩm thay thế:

Nấm đông cô, mộc nhĩ

Thực phẩm cần chú ý: 

  • Động vật giáp xác (Tôm, cua)
  • Cá lưng xanh (cá bạc má, cá thu, cá ngừ)
  • Trứng cá (trứng cá hồi, trứng cá tuyết, trứng cá đỏ)
  • Động vật hai mảnh vỏ (sò, hến)
  • Chả cá ( Xúc xích cá, chả cá) 

5. Các loại rau củ và trái cây

Kiwi, táo, đào, chuối là những loại trái cây phù hợp để bé ăn dặm nhưng phải làm nóng trước khi ăn. Với một số loại rau củ và trái cây sau khi ăn bé có thể có triệu chứng như tiêu chảy, môi và lưỡi cổ họng bị sưng khiến bé không nuốt được,…Đây là các biểu hiện của sốc phản vệ. Khả năng gây dị ứng sẽ giảm khi rau, củ, quả được nấu chín. 

Trái xây cần chú ý:

Táo, đào, kiwi, chuối, cam

6. Các loại hạt

Các loại hạt đặc biệt là hạt dẻ, hạnh nhân, hạt lạc…chứa nhiều protein nên dễ gây dị ứng với những triệu chứng vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, khi sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn mẹ nhất thiết phải chú ý thông tin trên bao bì, đặc biệt chú ý với các gia vị, các loại bánh kẹo. 

Một số trái cây và hạt mẹ cần chú ý
Một số trái cây và hạt cần xem xét trước khi cho bé ăn

Thực phẩm cần chú ý:

Củ lạc, hạt điều, socola, hạt óc chó. 

Tình trạng dị ứng thực phẩm ở bé hiện nay rất phổ biến nên các mặt hàng chế biến sẵn đều phải ghi nhãn rõ ràng. Các mẹ nên xem xét kỹ lưỡng khi quyết định cho bé ăn thực phẩm mới. Bé sẽ có một quá trình ăn dặm khoẻ mạnh nếu mẹ nắm được những kiến thức cơ bản. Vì thế hãy học hỏi và quan sát để tránh bé bị dị ứng thực phẩm trong quá trình ăn dặm nhé. Chúc mẹ và bé có một giai đoạn ăn dặm thật vui vẻ!

(Trích Nguồn: Chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa – Hiệp hội dinh dưỡng Quốc Gia Nhật Bản “Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật”)

Xem thêm về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

  1. BÉ BỊ DỊ ỨNG THỰC PHẨM TRONG LÚC ĂN DẶM
  2. ĂN DẶM KIỂU NHẬT BÉ CHẬM TĂNG CÂN? 
  3. NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT TRƯỚC KHI DÙNG PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM KIỂU NHẬT
  4. Ăn dặm kiểu Nhật tốt hơn ăn dặm truyền thống ?